Bệnh STI là gì? (What is an STI?)
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI ) là các bệnh nhiễm trùng có thể lây từ người này sang người khác trong khi sinh hoạt tình dục.
Sinh hoạt tình dục nghĩa là:
- hôn
- sờ hoặc cọ xát bộ phận sinh dục
- tình dục bằng miệng (miệng tiếp xúc bộ phận sinh dục)
- giao hợp (dương vật vào âm đạo, dương vật vào hậu môn)
- dùng đồ chơi tình dục
Các bệnh STI nào phổ biến nhất? (What are the most common STIs?)
Các bệnh STI phổ biến nhất là:
- bệnh chlamydia
- mọc mụn cóc ở bộ phận sinh dục và HPV
- mụn giộp (lở loét)
- bệnh lậu
- giang mai
- viêm gan A, B và C
- HIV
Tìm hiểu thêm về bệnh STI (Find out more about STIs)
Quý vị lây bệnh STI thế nào? (How do you get an STI?)
Quý vị có thể bị lây bệnh STI khi không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Quý vị dễ bị lây bệnh STI hơn nếu quý vị không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với:
- bạn tình ngẫu nhiên - bạn tình ngẫu nhiên là người quý vị có quan hệ tình dục nhưng lại không có quan hệ tình cảm hoặc có thể không biết rõ họ lắm. Quý vị càng có nhiều bạn tình ngẫu nhiên thì nguy cơ bị lây bệnh STI càng cao hơn
- bạn tình không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình ngẫu nhiên khác
- bạn tình ở một số nước không phải Úc
- bạn tình không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ở một số nước không phải Úc
- bạn tình tiêm chích ma tuý
Nam giới không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục qua hậu môn với bạn tình nam cũng có nguy cơ nhiễm bệnh STI cao hơn.
Làm sao để biết quý vị bị bệnh STI? (How do you know if you have an STI?)
Một số bệnh STI không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào, do đó quý vị có thể bị STI mà không hề hay biết. Điều này nghĩa là quý vị có thể truyền STI sang cho bạn tình và khiến họ cũng bị bệnh.
Một số bệnh STI thể hiện triệu chứng xung quanh bộ phận sinh dục của quý vị. Các bộ phận sinh dục là:
- dương vật
- tinh hoàn
- âm đạo
- âm hộ
- hậu môn
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- mẩn đỏ hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục
- ở dương vật, âm đạo hoặc hậu môn tiết ra chất bất thường
- bị rát khi đi tiểu
- lở, giộp hoặc loét
- sưng hay nổi cục ở da
- đau ở bộ phận sinh dục hoặc ở bụng dưới
- chảy máu sau khi giao hợp
Các triệu chứng của tôi khẩn cấp ở mức độ nào? (How urgent are my symptoms?)
Xét nghiệm STI là gì? (What is an STI test?)
Cách duy nhất để biết quý vị có bị bệnh STI hay không là làm xét nghiệm STI:
- thử nước tiểu - quý vị sẽ cần đi tiểu vào bình
- thử máu - y tá hay bác sĩ sẽ lấy máu cho quý vị
- quẹt lấy mẫu - y tá hay bác sĩ sẽ dùng miếng bông gòn để lấy mẫu ở bộ phận sinh dục, hậu môn hay miệng của quý vị
Bác sĩ sẽ cho biết quý vị nên làm xét nghiệm loại nào. Mất 1 đến 2 tuần mới biết kết quả xét nghiệm.
Tôi có thể làm xét nghiệm ở đâu? (Where can I be tested?)
Khi nào quý vị nên làm xét nghiệm? (When should you be tested?)
Quý vị nên làm xét nghiệm STI nếu:
- quý vị không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
- quý vị có triệu chứng bị bệnh STI
- quý vị lo là mình có thể bị bệnh STI
- bao cao su của quý vị bị rách hoặc rớt trong lúc quan hệ tình dục
- quý vị hoặc bạn đời quan hệ tình dục với người khác
- quý vị dùng chung kim chích, ống chích và muỗng để chích ma tuý
Tôi cần làm xét nghiệm nào? (What tests do I need?)
Các triệu chứng của tôi khẩn cấp ở mức độ nào? (How urgent are my symptoms?)
Nên làm gì nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính? (What can you do if your test is positive?)
Kết quả xét nghiệm 'dương tính' nghĩa là quý vị bị bệnh STI. Bác sĩ sẽ cho quý vị thuốc để trị bệnh STI.
Có thể điều trị và chữa khỏi phần lớn các bệnh STIs do vi khuẩn gây nên. Điều này nghĩa là khi điều trị xong, cơ thể quý vị không còn bị viêm nhiễm nữa và không thể truyền bệnh sang bạn tình.
Một số bệnh STI do vi rút gây nên có thể điều trị được nhưng không khỏi hẳn. Điều này nghĩa là khi quý vị điều trị xong, các triệu chứng vi rút gây ra trên cơ thể không còn nữa nhưng có thể vẫn còn vi rút trong người và có thể vẫn có khả năng truyền bệnh cho bạn tình.
Quý vị cần báo cho ai về kết quả xét nghiệm của mình? (Who do you need to tell about your test results?)
Quý vị nên báo cho bạn tình của mình nếu quý vị bị bệnh STI, để họ có thể đi gặp bác sĩ để làm xét nghiệm.
Nếu bạn tình của quý vị không làm xét nghiệm hoặc không uống thuốc chữa bệnh STI, cả hai quý vị có thể tiếp tục truyền bệnh STI cho nhau.
Quý vị không cần phải báo cho:
- sếp
- đồng nghiệp
- bạn bè
- gia đình
Có thể rất khó khi phải nói chuyện với bạn đời về bệnh STI, nhưng quý vị có thể sử dụng nguồn tài liệu trực tuyến gọi là Let Them Know (Báo cho Họ Biết) để giúp quý vị nói cho bạn đời của mình biết trực tiếp hoặc ẩn danh về một số bệnh STI .
Quý vị có thể hỏi xem bác sĩ có thể giúp quý vị không. Let Them Know cung cấp thông tin để giúp bác sĩ giúp quý vị.
Bệnh STI được điều trị như thế nào? (How are STIs treated?)
Quý vị nên gặp bác sĩ để làm xét nghiệm STI thường xuyên nhằm đảm bảo quý vị không bị bệnh STI.
Phần lớn các bệnh STI được điều trị dễ dàng bằng thuốc như thuốc trụ sinh. Sau khi điều trị xong, quý vị sẽ không truyền bệnh STI sang cho bất kỳ người nào khác.
Một số bệnh STI có thể được điều trị bằng thuốc nhưng không khỏi hẳn. Thuốc sẽ giúp kiểm soát bệnh STI trong cơ thể quý vị và ngăn chặn triệu chứng. Quý vị sẽ cần kiểm soát bệnh STI và quan hệ tình dục của mình. Bác sĩ của quý vị sẽ nói chuyện với quý vị về cách thức làm điều này.
Nếu không điều trị bệnh STI, quý vị có thể bị những vấn đề sức khoẻ về lâu dài như bệnh vô sinh và quý vị có thể tiếp tục truyền bệnh STI sang cho bạn tình của mình.
Làm cách nào để có thể đảm bảo quý vị không truyền bệnh STI cho người khác? (How can you make sure you don't give an STI to someone else?)
Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Nếu quý vị bị bệnh STI, không nên quan hệ tình dục cho đến khi quý vị và bạn tình đã gặp bác sĩ và điều trị xong bệnh STI.
Làm thế nào để quý vị có thể tránh bị bệnh STI? (How can you avoid STIs?)
Cách tốt nhất để tránh bị bệnh STI là dùng bao cao su mỗi khi quý vị quan hệ tình dục. Quý vị cũng nên:
- nói chuyện về bệnh này
- thực hiện quan hệ tình dục an toàn
- thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tình dục
Nói chuyện về bệnh này
- Học cách nói chuyện với bạn đời về sức khoẻ tình dục.
- Cởi mở với bạn tình về tiểu sử quan hệ và sức khoẻ tình dục của mình. Hoàn toàn bình thường khi hỏi xem họ đã bao giờ bị bệnh STI chưa hoặc gần đây có làm xét nghiệm không.
Thực hiện quan hệ tình dục an toàn
- Nếu quý vị hay bạn tình có triệu chứng, không nên sờ hay cọ xát vào khu vực đó.
- Nếu quý vị nghĩ là quý vị bị bệnh STI, không nên quan hệ tình dục nữa cho đến khi quý vị đã gặp bác sĩ.
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn và miệng. Luôn kiểm tra hạn sử dụng, bởi vì bao cao su cũ có thể dễ bị rách.
- Dùng màng chắn miệng (màng mỏng bằng nhựa) để quan hệ tình dục bằng miệng.
- Dùng chất bôi trơn gốc nước để giảm rủi ro bao cao su hay màng bị rách. Đừng dùng Vaseline hay dầu mát xa vì những thứ này có thể làm giảm chất lượng bao cao su hoặc màng.
- Dùng bao cao su hay màng mỗi khi quý vị quan hệ tình dục (ngay cả nếu quý vị hay bạn đời không xuất tinh). Không bao giờ rửa bao cao su để sử dụng lại.
- Nếu quý vị quan hệ tình dục với hơn một người (quan hệ tình dục ba người hoặc nhóm), hãy thay bao cao su hoặc màng che miệng với mỗi người.
- Khi dùng đồ chơi tình dục trong tình huống quan hệ tình dục ba người hoặc nhóm, hãy dùng bao cao su mới cho mỗi người.
Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tình dục
- Nếu thường xuyên quan hệ tình dục với bạn tình mới hoặc khác nhau, quý vị nên kiểm tra sức khoẻ tình dục ba tháng một lần.
- Nếu nhận thấy có triệu chứng hay biểu hiện bị bệnh STI, quý vị nên đi gặp bác sĩ. Không nên quan hệ tình dục cho đến khi quý vị đã gặp bác sĩ và điều trị xong bệnh STI.
Quý vị có thể được giúp đỡ ở đâu? (Where can you get help?)